Chi tiết bài viết
Chi tiết bài viết

Để dịch tốt Việt - Trung, cần chú ý những gì?

Để dịch tốt Việt - Trung, cần chú ý những gì? (LDTTg) Một chút chú ý thôi, dịch Việt - Trung không khó đâu!

*******

DỊCH TRUNG - VIỆT CẦN CHÚ Ý NHỮNG GÌ?

Cách viết số tiền trong tiếng Trung

Chia sẻ vài cách tra từ khó

Hướng dẫn tự học chữ phồn thể

Phiên dịch văn phòng dịch những gì?

Kinh nghiệm học dịch

Sổ tay tự học dịch tiếng Trung

MỜI BẠN THAM GIA GROUP LUYỆN DỊCH TIẾNG TRUNG tại đây NHÉ!

*****

 

Hãy chuẩn bị cho bản thân khả năng dịch văn bản, Hợp đồng thật tốt trước khi chính thức bắt tay vào công việc!

Dịch văn bản tốt, Bạn sẽ tự tin hơn và khả năng thương lượng về mức lương và ưu đãi sẽ cao hơn!

Bài tập luyện dịch nội dung thực tế về Tài chính - Kế toán

Bài tập luyện dịch nội dung thực tế về Văn hóa - Đời sống

Bài tập luyện dịch nội dung thực tế về Xây dựng

Bài tập luyện dịch nội dung thực tế về Hợp đồng-KD

 

-----

CẦN CHÚ Ý NHỮNG GÌ ĐỂ DỊCH TỐT VIỆT- TRUNG

Điều đầu tiên này nghe có vẻ buồn cười nhưng lại rất nghiêm túc: Phải hiểu rõ tiếng Việt.

Nhiều năm nay, không biết có bao nhiêu lời phàn nàn về những lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp về chính tiếng Việt trên phương tiện truyền thông rồi, có thể khi đọc thông tin báo chí, sách vở, Bạn đọc lướt qua nên sẽ không cảm nhận thấy rõ các lỗi ngôn ngữ, nhưng là một người dịch thì lại khác nhé, Bạn mà không hiểu nội dung tiếng Việt nói gì thì tôi khẳng định là sẽ không thể dịch đúng được.

Hầu hết các ngôn ngữ đều phải có các thành phần chính là Chủ ngữ, Động từ, Vị ngữ, vì vậy, ngay từ bây giờ, mỗi khi đọc một nội dung nào đó, Bạn hãy tập phân tích câu tiếng Việt đi, xác định chủ ngữ và động từ của câu, khi đã tập được thói quen này, thì việc dịch văn bản của Bạn không chỉ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, mà khi dịch Trung –Việt, bạn sẽ diễn đạt gọn gàng và chuẩn Việt hơn!

Một số lỗi thường gặp trong văn bản tiếng Việt:

Lỗi thường gặp nhất là chấm phẩy không đúng chỗ. Rất nhiều văn bản về công việc, có khi họ viết cả đoạn Trạng ngữ dài đến vài dòng rồi thản nhiên chấm xuống dòng và chuyển sang câu khác. Nếu Bạn gặp trường hợp này thì đọc câu tiếp theo, hiểu rõ đoạn văn bản đó nói đến nội dung gì rồi hãy dịch.

Một lỗi khác là “viết ngọng”: Các cặp lỗi chính tả: n-l; ch-tr là hay gặp nhất. Lúc này, Bạn phải tự xác định xem từ chính xác là từ gì để dịch, ví dụ cách đây không lâu, có một bạn lên group tiếng Trung nhờ giúp đỡ dịch câu: …cuốn băng dính NỎNG (lỏng)  khiến cái abc bị tuột…, nếu Bạn tìm hiểu theo hướng từ chuyên ngành thì khẳng định là trên thế giới này chưa có sản phẩm “Băng dính nỏng” nhé!

Tất cả các văn bản, vì nhiều lý do, nếu phát hiện lỗi, Bạn phải đánh dấu rồi báo lại người có trách nhiệm, đấy là cách thể hiện trách nhiệm của Bạn đối với công việc.

Bạn là người dịch, cũng có thể coi là người soát lại văn bản lần cuối. Một số Công ty thuê Luật sư soạn văn bản, câu cú rất okie nên sẽ “sướng” cho người dịch, nhưng cũng không vì thế mà Bạn bỏ qua việc soát lỗi.

 

Nếu Bạn chưa thật sự hiểu rõ về nội dung, đừng có dại mà dịch bừa, hãy cố gắng tự tìm hiểu, hoặc hỏi lại cho rõ, khi cần thiết, có thể đề nghị chỉnh sửa nội dung tiếng Việt (Vì đối tác của Công ty có thể biết tiếng Việt nên phải giữ gìn bộ mặt cho Công ty của mình).

Đặc biệt khi dịch chuyên ngành, nếu Bạn dịch tài liệu của Công ty, hãy tìm đến phòng ban phụ trách chuyên ngành đó mà hỏi cho rõ, còn nếu Bạn nhận dịch vụ dịch thuật, thì phải tìm mọi cách hỏi cho ra.

Ngôn ngữ vùng miền cũng là một khó khăn cho việc dịch, có lần mình nhận dịch báo giá sửa chữa ô-tô của khách hàng TP HCM, đến mục “Thay dề trước, dề sau” thì suýt ngất vì không search được từ đó, cuối cùng phải hỏi trực tiếp khách hàng, sau một hồi nghe họ mô tả hình dáng và tính năng của “cái dề” thì ơn Trời là cũng hiểu được, đó là cái chắn bùn.

Khi dịch một chuyên ngành mà mình không biết rõ, sau khi đọc nội dung văn bản, tốt nhất, bạn nên dành một chút thời gian tìm đọc các bài liên quan để hiểu thêm về chuyên ngành và từ vựng, vì có thể cùng là từ chỉ một bộ phận nào đó, nhưng ở mỗi ngành lại có cách dùng từ khác nhau.

Cũng giống như dịch Trung – Việt, trong quá trình dịch, đoạn nào Bạn chưa dịch được, hãy đánh dấu và dịch đoạn tiếp theo, có lúc chỉ cần dịch đến câu sau là Bạn đã hiểu được câu nội dung câu trước rồi ý!

Dịch theo ý của câu, cố gắng bám sát nội dung nhưng tuyệt đối không được dịch word by word.

Chú ý học cách diễn đạt kiểu tiếng Trung (Học ngay trong khi dịch Trung – Việt).

Khi dịch một số tên người và địa danh thuần Việt, nếu không tra được từ dịch sẵn, thì bạn có thể dịch theo âm Hán – Việt gần giống với phát âm tiếng Việt của tên đó, nhưng nhớ là chọn chữ nào mang ý nghĩa hay và tốt đẹp.

Dịch tốt Trung – Việt

Trong các lớp học dịch của mình, khi mới bắt đầu học, mình luôn yêu cầu học viên dịch Trung – Việt trước, sau một số buổi, khi học viên đã quen với cách dịch một số kết cấu câu mới chuyển sang học dịch Việt – Trung.

Đơn giản là vì, dịch Việt – Trung chính là cách áp dụng ngược lại của việc dịch Trung – Việt. Khi Bạn đã thạo dịch xuôi thì khi dịch ngược, Bạn chỉ cần lựa chọn kết cấu tiếng Trung phù hợp thôi!

Chú ý đến sự khác biệt kết cấu cố định trong ngữ pháp giữa tiếng Trung và tiếng Việt.

Ví dụ về kết cấu Trạng ngữ

Tiếng Việt: Chủ ngữ - Động từ -  Trạng ngữ

Tiếng Trung: Chủ ngữ - Trạng ngữ - Động từ

Cho dù là dịch xuôi hay dịch ngược, thì chỉ cần đổi vị trí thành phần câu là xong!

Dịch Việt – Trung không quá khó đâu, thật đấy! (LDTTg)

 

Mình đã lập trang www.tratuchuyennganh.com và chia sẻ cho mọi người đây, trang này tập hợp từ vựng các chuyên ngành mình đã từng dịch, đã kiểm chứng và sưu tầm, từ vựng của nhiều lĩnh vực, dễ tra cứu bằng cả tiếng Việt và tiếng Trung, mời mọi người tham khảo nhé!

NẾU BẠN THẤY DỊCH CHƯA ỔN THÌ CÓ CÁI NÀY NHÉ:

 SỔ TAY CHO NGƯỜI HỌC DỊCH

LDTTg

*****

DỊCH TRUNG - VIỆT CẦN CHÚ Ý NHỮNG GÌ?

*****

 

Sử dụng nút share hoặc ghi nguồn khi copy bài này giúp mình nhé, tks bạn!