Chi tiết bài viết
Chi tiết bài viết

Trích Luận văn về Lỗ Tấn

Trích Luận văn về Lỗ Tấn Bản thân nhà văn Lỗ Tấn nhận định về bút pháp của chính bản thân ông: 鲁迅对他自己笔法的看法: “Việc tôi tả đại để là những cái tôi thường trông thấy hoặc nghe thấy ít nhiều, nhưng tôi quyết không dùng hoàn toàn sự thực đó mà chỉ chọn lấy một ít rồi thay đổi đi, hoặc phát triển thêm cho đến khi có thể gần như hoàn toàn diễn đạt dược ý định của tôi mới thôi.

Phong thủy về bàn nước

Cách viết số tiền trong tiếng Trung

Họ trong tiếng Trung

Một số từ vựng về máy ảnh

Dịch Việt - Trung cần chú ý những gì?

Tài liệu tập viết chữ Hán

-----

Bản thân nhà văn Lỗ Tấn nhận định về bút pháp của chính bản thân ông: 

鲁迅对他自己笔法的看法:

 “Việc tôi tả đại để là những cái tôi thường trông thấy hoặc nghe thấy ít nhiều, nhưng tôi quyết không dùng hoàn toàn sự thực đó mà chỉ chọn lấy một ít rồi thay đổi đi, hoặc phát triển thêm cho đến khi có thể gần như hoàn toàn diễn đạt dược ý định của tôi mới thôi. Thông thường miệng ở Chiết Giang, mặt ở Bắc Kinh, áo quần ở Sơn Đông, nhân vật có tính chất tổng hợp”. 

 “我的描述都是我曾经见过或多少听说过的事情,可我绝不完全使用其实事而选择适合的细节, 然后改变或扩展到能够表达我的意思, 一般是浙江嘴口、北京面孔、山东服装等综合性人物”

Theo tôi, Lỗ Tấn có khả năng tổng hợp hơn là khả năng phân tích, vì nhân vật ông viết tôi ít tính nội tâm sâu sắc, không quá nhiều về miêu tả nội tâm nhân vật,mỗi nhân vật thường có tính phổ biến chung cho một tầng lớp người, kiểu người ví như Người điên (Nhật ký người điên, Ngọn đèn sáng mãi), Hạ Du (Thuốc) là hình tượng những kẻ phản nghịch và cách mạng.Nhân vật của Lỗ Tấn thường mang tính cách điển hình, điều này làm tôi liên tưởng tới Nam Cao ( VH Việt Nam). 

依我看, 鲁迅的综合能力比分析能力强, 因为他的人物不强调内心, 每个人物都代表一阶层人, 比如:狂人 (狂人日记、长明灯)、夏瑜 (药)都是革命逆反者的形象。鲁迅的人物常为典型人物,这使我联想到南高(越南作家)。

Còn về thơ thì sao? Bà Hứa Quảng Bình (vợ Lỗ Tấn) kể lại rằng: “Lỗ Tấn tiên sinh tuy rất giỏi văn ngôn và thơ cổ, nhưng không thích lắm, thảng hoặc có làm một vài bài là yêu cầu của bạn bè hoặc là để thể hiện tình cảm trong lúc nào đấy, làm xong thì vứt ngay, không chút tiếc rẻ. Tôi đã yêu cầu tiên sinh coi đó là những vật quý báu và giữ gìn cẩn thận”           

对于诗呢?许广萍女士(鲁迅的妻子)曾讲:“鲁迅先生虽然善于文言和古诗, 不过他不太喜欢, 他有时写的诗都是照着朋友的要求或表示某时的感情, 诗写完就扔掉, 毫无可惜。 我曾经要求他把它当作宝物并珍惜地保留”。

Về mặt hình thức ngôn từ, Lỗ Tấn chủ trương thơ ca phải có vần, có nhạc điệu. Trong một bức thư gửi cho Đậu Ân Phu, Lỗ Tấn đã phát biểu khá rõ về quan niệm thơ ca của mình. Ông viết: “Kịch bản tuy có hai loại, một để trên bàn sách và một để biểu diễn trên sân khấu, nhưng loại sau vẫn tốt hơn. Thơ ca cũng có hai loại, mắt xem và miệng hát, và loại sau vẫn tốt hơn” 

语言方面, 鲁迅主张诗歌要有韵调。鲁迅在给窦恩夫的信中明晰的发表自己对诗歌的观念。他写:“剧本分为两种,一种放在书架上, 一种在舞台上表演,后者比前者好。诗歌也分为两种,眼看和嘴唱, 后者仍比前者好”。(LDTTg dịch)

Nguồn: Trích luận văn về Lỗ Tấn

LỚP LUYỆN DỊCH VĂN BẢN liên tục nhận học viên bạn nhé!