Chi tiết bài viết
Nhung hươu - Dược liệu bổ máu
Sổ tay tự học dịch tiếng Trung
Phiên dịch văn phòng dịch những gì?
Cách viết số tiền trong tiếng Trung
-----
Nhung hươu là phần sừng non của con hươu đực, đây là một loại dược liệu quý với các loại vật chất có tính keo, các loại Can-xi có kết cấu khác nhau và các nguyên tố vi lượng hiếm gặp khác.
NGHE AUDIO
Do đây là một loại thuốc rất đắt, nên khi sử dụng cố gắng nuốt nguyên chất, chứ không nên chế sang dạng nước vì ở dạng nước, chất keo của nhung hươu sẽ bám vào bã của thuốc khác gây lãng phí, hoặc bám vào thành ấm sắc thuốc nên dễ bị cháy và biến chất, vì thế các nhà y học cổ đại thường nghiền nhung hươu thành bột cho bệnh nhân uống trực tiếp hoặc trộn với các thành phần khác chế thành viên tễ. Nhung hươu có thể ngâm trong rượu để uống với tác dụng bồi bổ, đây là cách làm phổ thông nhất nhưng khó khống chế lượng dùng, mà chất cồn trong rượu lại ảnh hưởng đến sự hấp thu Can-xi của cơ thể nên đây cũng không phải là cách bồi bổ lý tưởng nhất.
Tốt nhất nên dùng nhung hươu cùng với thức ăn. Đối với một số loại bệnh cần sự đột phá, chúng ta có thể áp dụng cách hầm với thịt, cách này thường có tác dụng đối với một số loại bệnh như đau mỏi gối khớp, thiếu máu chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ sau khi cấp cứu bệnh nặng, thần kinh suy nhược...
Bài học dịch Việt-Trung; Trung-Việt có phân tích câu chi tiết
và hướng dẫn cách dịch tại hocdichtiengtrung.com
Khi dùng nhung hươu để điều trị các bệnh về xương cốt như loãng xương, cách tốt nhất là ngậm 1 -2 miếng nhung hươu trong miệng để cho nước bọt làm mềm miếng nhung, từ từ nuốt hết nước dịch tiết ra, phần bã còn lại cũng nhai nát rồi nuốt, cách này tốt hơn phương pháp nghiền bột mà hiệu quả hấp thu lại cao hơn, lượng dùng tương đối ít.
Nhung hươu hầm thuốc mỗi ngày dùng 14gr, nếu ngậm miếng trực tiếp, mỗi ngày dùng 0,5gr - lgr. Thời gian dùng nhung hươu không quá khắt khe, nhưng tốt nhất nên dùng lúc giữa giờ (từ 2-4 lần mỗi ngày), bởi vì thành phần tác dụng của nhung hươu sẽ phát sinh phản ứng khi gặp phải một số thành phần hóa học trong rau quả và nước trà. Ngoài ra, các chứng bệnh đau nặng đột ngột, bệnh nhiễm trùng mới hoặc bị sốt cũng thuộc loại cấm kỵ dùng nhung hươu. Khi đang dùng viên tễ hoặc thuốc nước có chứa nhung hươu mà mắc phải hai loại bệnh trên cũng phải ngừng uống ngay. Một điều nữa cũng cần chú ý là người khỏe mạnh khi uống hoặc ăn quá lượng mà có phản ứng dễ bị đau đầu, tức ngực, chảy máu cam lập tức phải dừng thuốc để theo dõi và giảm bớt lượng dùng. (LDTTg dịch)
Nguồn: Phụ nữ Việt Nam
Số 137 (2462), 12/11/2004