Chi tiết bài viết
Phiên dịch văn phòng dịch những gì?
(LDTTg) Trước đi nộp hồ sơ xin việc vào một công ty nào đó, đã bao giờ bạn hình dung xem mình sẽ dịch những gì hay chưa?
Dịch Việt - Trung cần chú ý những gì?
Dịch Trung – Việt cần chú ý những gì
Cách viết số tiền trong tiếng Trung
ĐẶT MUA NGAY - SỔ TAY TỰ HỌC DỊCH TIẾNGTRUNG - ĐƯỢC TẶNG NGAY HỌC PHÍ 1 THÁNG HỌC DỊCH ONLINE
-----
Học dịch tiếng Trung DỄ như thế nào?
-----
Trước hết, hãy nói về những bài dịch khi thi tuyển. Thông thường, các công ty sẽ ra đề bằng các nội dung liên quan đến công việc của công ty mình. Nếu được như vậy thì sẽ có phần thuận lợi hơn cho bạn trong việc chuẩn bị. Từ khi nộp hồ sơ cho đến lúc được mời phỏng vấn là khoảng thời gian để bạn tìm hiểu về Công ty. Khi đã biết được phần nào về lĩnh vực mà Công ty kinh doanh thì bạn sẽ tìm hiểu được về những từ ngữ liên quan đến chuyên ngành. Ví dụ: Bạn xin vào Công ty xây dựng thì hãy tìm hiểu về bê-tông cốt thép, thi công, máy trộn…; Công ty XNK thì nào là xuất hàng, nhập hàng, thanh toán, mở L/C…; Công ty vận tải thì bốc hàng, dỡ hàng, giao hàng…., nói chung, họ sẽ giao cho bạn dịch những nội dung cơ bản nhất của ngành nghề. Đó là đối với những trường hợp thi tuyển một lần. Còn nếu thi tuyển nhiều vòng, thì vào các vòng sâu hơn, mức độ khó về chuyên ngành cũng sẽ tăng lên.
Một trường hợp khác là Công ty đưa ra đề dịch gồm nhiều nội dung thuộc các lĩnh vực khác nhau, không liên quan đến ngành nghề của Công ty, hoặc có thể chỉ là những mẩu tin tức ngắn hoặc bài viết ngắn. Mình đã chứng kiến một bạn ứng viên sau khi nhận được yêu cầu dịch một đoạn báo ngắn từ nhà tuyển dụng Đài Loan, bạn ấy đã trả lại yêu cầu một cách giận dữ và nói rằng: “Tôi đến đây thi làm phiên dịch, chứ không phải đến để dịch mấy bài báo vớ vẩn này!”. Phải chăng trong suy nghĩ của bạn đó, chỉ có dịch về thương mại mới là phiên dịch hay sao?
Sau khi trúng tuyển, cho dù mới chỉ là thử việc, bạn đã bắt đầu trở thành phiên dịch viên. Tùy theo tính chất, loại hình của từng Công ty mà công việc của bạn cũng có khác biệt.
TỪ ĐIỂN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG TRUNG DÀNH CHO ACE LÀNG DỊCH
Tra từ vựng Việt-Trung; Trung-Việt
Đa ngành
Giản thể, phồn thể, phiên âm, tiếng Anh (một số từ)
Đối với Công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài: Sếp trưởng thường là người nước ngoài, nếu là phiên dịch thuộc các bộ phận thì còn đỡ, chứ phiên dịch văn phòng hoặc trợ lý cho sếp thì khá mệt. Gần như ngày nào cũng “được” dịch, dịch tổng hợp luôn: từ báo cáo ngày, đơn xin cái này, đề nghị mua sắm cái kia, thanh toán cái nọ…đến các việc nội bộ của Công ty, rồi trao đổi phương hướng, chiến lược, đối nội, đối ngoại, tiếp đoàn kiểm tra, thông tư, văn bản pháp luật….túm lại là không thiếu thứ gì, kể cả việc: “Mua cho tao cái tăm!”. Có Công ty lớn còn tuyển riêng một biên dịch văn phòng, hàng ngày sẽ có một Bác cố vấn chuyên ngồi đọc báo, rồi chọn ra những bài báo được coi là có ích trong việc cung cấp thông tin cho sếp, rồi chuyển cho nhân viên chuyên dịch những thông tin này, có khi chỉ là một cái tin ngắn, nhưng cũng có khi là cả những bài phóng sự dài kỳ về một chuyên đề nào đó, đặc biệt là các nội dung liên quan đến chính sách đầu tư, thuế….(vụ này mình trải nghiệm rồi nha!), nếu bạn được nhận vào làm ở vị trí đó, yên trí là không lo thất nghiệp, và trình dịch Việt – Trung sẽ tăng đáng kể chỉ sau một thời gian ngắn.
Đối với Công ty XNK: Tất nhiên bạn sẽ phải sử dụng nhiều những kiến thức và từ ngữ trong ngành ngoại thương như thư tín thương mại, đàm phán, hải quan, vận tải, bảo hiểm, giao hàng, phạt….Nếu chỉ là Công ty XNK ủy thác thì công việc có vẻ đơn giản hơn, vì mỗi Công ty XNK ủy thác hầu như đều có đối tác ruột, nên chỉ áp mẫu Hợp đồng và các chứng từ liên quan, điều chỉnh một số nội dung liên quan đến từng đợt hàng được thuê. Ngoài ra, bạn cũng có thể là người chịu trách nhiệm tìm kiếm các nhà cung cấp nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng, lúc này bạn cần biết thêm các từ chuyên ngành trong khi hỏi hàng, đàm phán giá cả và các điều kiện của Hợp đồng.
Các bạn trình độ HSK5, HSK6 chú ý:
Công việc phiên dịch thực tế không lãng mạn mơ mộng như những bức thư viết cho chính mình,
không xã giao chào đón đoàn này nọ mà cực kỳ gai góc;
hãy làm quen trước với những bài tập luyện dịch văn bản, hợp đồng thực tế có đáp án như thế này nhé!
Bài tập luyện dịch nội dung thực tế về Tài chính - Kế toán
Bài tập luyện dịch nội dung thực tế về Văn hóa - Đời sống
Bài tập luyện dịch nội dung thực tế về Xây dựng
Bài tập luyện dịch nội dung thực tế về Hợp đồng-KD
Đối với các Khu công nghiệp: Nếu bạn là phiên dịch tại xưởng, thì chủ yếu là dịch khẩu ngữ, quản lý, giám sát, hướng dẫn cho công nhân; nếu bạn là phiên dịch phòng tổng hợp, công việc sẽ bận hơn con mọn, phòng tổng hợp mà, việc gì cần dịch cũng sẽ đến tay bạn.
Đối với các dự án thầu: Công việc ở các dự án này nhiều vô kể. Giai đoạn chuẩn bị thầu thì, đàm phán, tìm hiểu thông tin nhà thầu, tìm hiểu đối tác cạnh tranh và đặc biệt là chóng mặt với hồ sơ thầu. Các nội dung chính của hồ sơ thầu thì có thể nhà thầu sẽ thuê dịch ngoài để bảo đảm tiến độ và độ chính xác, vì khối lượng dịch có khi lên tới cả nghìn trang (Tùy từng dự án). Nếu dự án trúng thầu thì một núi công việc đang chờ bạn đấy! Giai đoạn thực hiện thầu thì…đau đầu, nhưng tất nhiên sẽ có thêm nhiều phiên dịch khác cùng tham gia dự án.
Đối với Công ty nhà nước: Mình chưa từng làm việc tại Công ty nhà nước nên chịu, nhưng chắc công việc cũng không ít hơn đâu.
Tham khảo thêm: DỊCH TRUNG - VIỆT CẦN CHÚ Ý NHỮNG GÌ?
Đối với Công ty thương mại tư nhân: Nhất là Công ty có quy mô gọn nhẹ, thì hãy xác định là bạn sẽ kiêm cả nhân viên văn phòng. Làm việc ở đây, bạn sẽ được rèn luyện mọi kỹ năng văn phòng, tự học kỹ năng hỏi hàng, đàm phán về giá và các điều kiện thương mại, vì thường sếp chỉ giao cho bạn một số nội dung công việc chính, ví dụ như tìm kiếm loại hàng nào đó, bạn sẽ phải tự tìm vài nhà cung cấp, hỏi giá, hỏi các nội dung liên quan rồi làm bản tổng hợp, so sánh để báo cáo lại với sếp, nếu sếp “Chấm” nhà cung cấp nào thì công việc trao đổi sâu hơn cũng vẫn là bạn tự làm. Các sản phẩm cần tìm thì đa dạng lắm, chỉ có vừa làm vừa học thì mới biết được. Việc ở Công ty đã bận, chưa kể đến việc chẳng may sếp bạn mà có “ông bạn vàng” thì bạn còn được “hưởng lợi” nữa, thỉnh thoảng ông bạn mới ghé qua chơi, mỗi lần ghé qua là kèm theo tập tài liệu để nhờ sếp cho người dịch “hộ”, bạn yên trí là lại có công ăn việc làm nhé! Ấm ức lắm đấy, nhưng bạn hãy tự nhủ rằng: đây là một cơ hội học hỏi, sẽ có ích vào một lúc nào đó!
Nói dông nói dài, túm lại là công việc phiên dịch ở Công ty là khá bận, trừ khi Công ty không có việc thì mới ngồi chơi! Ở đây mình chỉ là sơ lược công việc dịch văn phòng ở một số loại hình doanh nghiệp điển hình thôi, còn những việc sử dụng tiếng Trung ngoài văn phòng như nhân viên kinh doanh, khảo sát thị trường, dạy XKLĐ, hướng dẫn… thì nhiều lắm.
Tổng kết lại các loại nội dung cần phải dịch:
Dịch nói:
- Họp hành, trao đổi, đàm phán….
- Dịch hiện trường (Công trường, nhà máy…)
Dịch viết:
- Luật (một số Luật đã có bản tiếng Trung), công văn, thông tư, chính sách…
- Hợp đồng thương mại, vận chuyển, ủy thác, thuê, cho thuê,
- Các kiểu báo cáo, đơn từ, đề nghị, biên bản…
- Báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán
- Tài liệu kỹ thuật, hồ sơ thầu
- ….
- ….
Hỏi: Phiên dịch văn phòng dịch những gì?
Trả lời: Cái gì cũng dịch!
LDTTg
Bài viết riêng cho www.luyendichtiengtrung.com