Chi tiết bài viết
Những tố chất giúp bạn thành công trong nghề dịch
Cách tra phiên âm khi gặp từ mới
Xem ngày xuất hành tốt xấu theo lịch Khổng Minh
-----
Nghề phiên dịch cũng như tất cả các nghề khác, muốn trở thành một người giỏi trong nghề, đều phải cần những tố chất đặc biệt của nghề. Trong nghề phiên dịch, bạn phải rèn luyện cho mình những tố chất như : năng khiếu ngoại ngữ, trí nhớ tốt, giỏi tiếng việt, chăm chỉ và kiên trì...
Năng khiếu ngoại ngữ
Đây là một trong những tố chất quan trọng nhất giúp bạn đến với nghề phiên dịch. Nếu có năng khiếu học ngoại ngữ, bạn sẽ tiếp thu rất nhanh và cũng sẽ rất yêu ngôn ngữ mình học. Năng khiếu ấy sẽ giúp bạn nhanh chóng tiến bộ trong việc học ngoại ngữ, giúp bạn trúng tuyển vào những có sở đào tạo ngoại ngữ tốt. Khi bạn đã vào nghề, năng khiếu ngoại ngữ lại khiến bạn dễ dàng hơn trong việc cập nhật những từ vựng, khái niệm, thuật ngữ mới sau này
Tuy nhiên, bạn cũng hãy luôn nhớ rằng năng khiếu là quà tặng của tạo hóa khi bạn được sinh ra. Nhưng có tu dưỡng, rèn luyện cho năng khiếu trở thành tài năng hay không lại phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí, sự nỗ lực, chăm chỉ của chính bản thaanh bạn. Nếu bạn cậy mình thông minh hơn một số bạn bè khác mà chủ quan, không lieu tục trau dồi kiến thức, một ngày nào đó, bạn sẽ giật mình nhận ra rằng đã tụt lại xa bao nhiêu trên con đường đi tới mục tiêu.
Trí nhớ tốt, khả năng diễn đạt lưu loát, gọn ghẽ
Học ngoại ngữ là bạn học thêm một kho từ vựng, cấu trúc ngữ pháp v.v… khổng lồ. Trí nhớ tốt giúp bạn lưu giữ kho tàng ấy
Dù bạn dịch viết hay dịch nói, khả năng diễn đạt cũng là một trong những yếu tốt đầu tiên quyết định đến thành công của bạn. Chẳng ai có thể chấp nhận một phiên dịch viên, dù kiến thức về ngôn ngữ uyên thâm đến đâu, lại nói mãi chẳng thành câu hay diễn đạt dài dòng, lộn xộn.
Giỏi Tiếng Việt
Hầu hết chúng ta đều nghĩ đã hoàn toàn thông thạo tiếng Việt. Nhưng không hẳn như vậy. Để có thể làm chủ một ngôn ngữ không phải là điều dễ dàng, ngay cả khi đó là tiếng mẹ đẻ của bạn. Rất ít người có thể chắc chắc rằng mình nói chuẩn và hay tiếng Việt.
Muốn trở thành phiên dịch giỏi, bạn phải sử dụng nhuần nhuyễn tiếng Việt để diễn đạt thật trong sáng khi dịch xuôi và truyền đạt thật chính xác cái “hồn Việt” khi dịch ngược.
Để rèn luyện cho mình phẩm chất này, bạn hãy dành nhiều thời gian để học môn Văn và Tiếng Việt trên nhà trường. Tất nhiên, bạn cũng đừng quên đọc những tác phẩm văn học trong nước nổi tiếng, và cả những tác phẩm văn học dịch thành công. Đọc sách là một phương pháp rất tốt để trau dồi vốn ngôn ngữ của bạn.
Kiên trì và chăm chỉ
Với nghề nghiệp nào cũng vậy, bạn không thể thành công nếu thiếu đi sự kiên trì và đức tính chăm chỉ. Phiên dịch lại càng không phải là một công việc dễ dàng. Bạn cần kiên trì học tập và luôn tìm tòi, học hỏi để nâng cao nghiệp vụ. Nhiều khi để có một bản dịch tốt, bạn phải tham khảo rất nhiều từ điển, tư liệu, thậm chí phải bứt đầu, bứt tóc mới tìm ra được một cách dịch đúng, phù hợp
Người bạn quý và đáng tin cậy của những người phiên dịch là những quyển từ điển. Bạn nên sớm có trong tay những cuốn từ điển uy tín mới xuất bản để cập nhật được các từ ngữ mới nhất.
Biết tổ chức công việc
Để trở thành phiên dịch viên giỏi, bạn cần biết tổ chức công việc và trau dồi khả năng của mình một cách khoa học. Bạn nên ghi chép đều đặn các từ mới và cách dùng chúng theo một trật tự nhất định. Với những cuốn “ cẩm nang” của chính mình, bạn có thể tham khảo và sử dụng lại một cách dễ dàng, nhah chóng
Nhanh nhẹn, năng động, tự tin
Những phẩm chất này sẽ là điểm cộng cho bạn nếu muốn trở thành một phiên dịch viên thực thụ. Bạn thử nghĩ mà xem, người phiên dịch thường phải đứng trước một đám đông với bao nhiều người đang chờ bạn nói. Nếu không tự tin, bạn sẽ trở nên lúng túng, mất tập trung và truyền đạt không chính xác. Còn nếu bạn nhanh nhẹn, năng động, bạn sẽ xoay sở rất nhanh để thoát hiểm trong những tình huống “ngàn cân treo sợi tóc”.
Chẳng hạn như nếu gặp một từ ngữ khó. Bạn chưa thấy bao giờ, mà đó lại là từ khóa mang ý nghĩa chính của toàn câu thì bạn phải làm thế nào?/ Lúc ấy chỉ sự nhạy bén, nắm bắt được vấn đề mới giúp bạn hiểu được người nói cần truyền đạt điều gì.