Chi tiết bài viết
Nguồn gốc ngày 1/5
Ảnh Internet
1889年7月14日,由各国马克思主义者召集的社会主义者代表大会,在法国巴黎隆重开幕。这次大会上,法国代表拉 文提议:把1886年5月1日美国工人争取八小时工作制的斗争日,定为国际无产阶级的共同节日。与会代表一致同意,通过了这项具有历史意义的决议。从此, “五一”国际劳动节诞生了。
Ngày 14-7-1889, Đại hội đại biểu những người theo Chủ nghĩa xã hội do những người theo Chủ nghĩa Marx triệu tập được tổ chức long trọng tại Paris, Pháp. Trong Đại hội lần này, đại diện của Pháp là Lavin đề xuất: Lấy ngày đấu tranh về chế độ làm việc 8 giờ của công nhân Mỹ ngày 1-5-1886 làm ngày lễ chung của giai cấp vô sản quốc tế. Các đại biểu tham dự đã nhất trí, thông qua quyết định mang ý nghĩa lịch sử này. Từ đó, ngày Lao động quốc tế "1 tháng 5" đã ra đời.
为什么要把这一天定为国际劳动节呢?这还得从19世纪80年代的美国工人运动说起。
Vì sao lại chọn ngày này làm ngày Lao động quốc tế? Nó bắt đầu từ phong trào công nhân Mỹ trong những năm 80 của thế kỷ 19.
当时,美国和欧洲的许多国家,逐步由资本主义发展到帝国主义阶段,为了刺激经济的高速发展,榨取更多的剩余价值,以维护这个高速运转的资本主义机器,资本家不断采取增加劳动时间和劳动强度的办法来残酷地剥削工人。
Khi đó, Mỹ và rất nhiều quốc gia châu Âu từng bước từ Chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai đoạn Chủ nghĩa đế quốc, để kích thích sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế, bòn mót giá trị thặng dư nhiều hơn, để duy trì bộ máy Chủ nghĩa tư bản vận hành với tốc độ cao này, các nhà tư bản không ngừng áp dụng các biện pháp tăng giờ làm và cường độ lao động để bóc lột công nhân một cách tàn khốc.
在美国,工人们每天要劳动14至16个小时,有的甚至长达18个小时,但工资却很低。马萨诸塞州一个鞋厂的监工说: “让一个身强力壮体格健全的18岁小伙子,在这里的任何一架机器旁边工作,我能够使他在22岁时头发变成灰白。”沉重的阶级压迫激起了无产者巨大的愤怒。 他们知道,要争取生存的条件,就只有团结起来,通过罢工运动与资本家作斗争。工人们提出的罢工口号,就是要求实行八小时工作制。
Ở Mỹ, hàng ngày, công nhân phải lao động từ 14 đến 16 giờ, thậm chí có lúc tới 18 giờ, nhưng lương lại rất thấp. Giám công ở một nhà máy giày ở Massachusetts cho biết: "Để một thanh niên 18 tuổi khỏe mạnh cường tráng làm việc bên cạnh bất kỳ chiếc máy nào ở đây, tôi có thể làm cho tóc cậu ta bạc trắng vào năm cậu ta 22 tuổi". Sự áp bức giai cấp một cách trầm trọng đã gây phẫn nộ của lượng lớn những con người vô sản. Họ biết, muốn tranh thủ điều kiện sống còn thì chỉ có cách đoàn kết lại thông qua phong trào bãi công và đấu tranh với nhà tư bản. Khẩu hiệu bãi công mà những người công nhân đưa ra chính là yêu cầu thực hiện chế độ làm việc 8 giờ.
1877年,美国历史上第一次全国罢工开始了。工人阶级走向街头游行示威,向政府提出改善劳动与生活条件,要求缩短工时,实行八小时工作制。罢工不久,队伍日渐扩大,工会会员人数激增,各地工人也纷纷参加罢工运动。
Năm 1877, cuộc bãi công trên toàn quốc lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ bắt đầu. Giai cấp công nhân xuống đường biểu tình, đề xuất với chính phủ cải thiện điều kiện lao động và đời sống, yêu cầu rút ngắn thời gian làm việc, thực hiện chế độ làm việc 8 giờ. Sau cuộc bãi công không lâu, đội ngũ ngày càng rộng mở, số hội viên công đoàn tăng lên rất mạnh, công nhân khắp nơi cũng nô nức tham gia phong trào bãi công.
在工人运动的强大压力下,美国国会被迫制定了八小时工作制的法律。但是,狠毒的资本家根本不予理睬,这项法律只不过 是一纸空文,工人们仍然是生活在水深火热之中,倍受资本家的折磨。忍无可忍的工人们决定将这场争取生存权利的斗争,推向一个新的高潮,准备举行更大规模的 罢工运动。
Trước áp lực mạnh mẽ của phong trào công nhân, Quốc hội Mỹ bị ép lập ra luật làm việc 8 giờ. Nhưng các nhà tư bản xấu xa không hề thực hiện, đạo luật này chẳng qua chỉ là mảnh giấy trắng, những người công nhân vẫn phải sống trong cảnh lầm than, chịu đựng gấp bội sự dày vò của các nhà tư bản. Những người công nhân không thể chịu nổi đã quyết định đẩy cuộc đấu tranh của quyền lợi sống còn này lên một cao trào mới, chuẩn bị tổ chức phong trào bãi công với quy mô lớn hơn.
1884年10月,美国和加拿大的八个国际性和全国性工人团体,在美国芝加哥举 行一个集会,决定于1886年5月1日举行总罢工,迫使资本家实施八小时工作制。这一天终于来到了。5月1日,美国2万多个企业的35万工人停工上街,举 行了声势浩大的示威游行,各种肤色,各个工种的工人一齐进行总罢工。仅芝加哥一个城市,就有4.5万名工人涌上街头。这下,美国的主要工业部门处于瘫痪状 态,火车变成了僵蛇,商店更是鸦雀无声,所有的仓库也都关门并贴上封条。
Tháng 10/1884, 8 đoàn thể công nhân mang tính toàn quốc và quốc tế của Mỹ và Ca-na-đa đã tổ chức cuộc biểu tình ở Chicago, Mỹ, quyết định tổ chức bãi công vào ngày 1/5, ép buộc các nhà tư bản thực hiện chế độ làm việc 8 giờ. Ngày đó cuối cùng đã đến. Ngày 1/5, 35 vạn công nhân của hơn 2 vạn doanh nghiệp Mỹ xuống đường, tổ chức cuộc biểu tình vang dội, đủ các màu da, những người công nhân kề vai tiến hành tổng bãi công. Chỉ riêng thành phố Chicago đã có 4,5 vạn công nhân xuống đường biểu tình. Trước tình hình đó,các ngành công nghiệp chính của Mỹ ở vào trạng thái tê liệt, xe lửa biến thành những con rắn chết cứng, cửa hàng đều in lặng, các nhà kho cũng đóng cửa và dán niêm phong.
当时在罢工工人中流行着一首“八小时之歌”,歌中唱道:
Trong số các công nhân bãi công lúc đó lưu hành bài hát "Bài ca 8 giờ", trong bài hát có câu:
“我们要把世界变个样,我们厌倦了白白的辛劳,光得到仅能糊口的工饷,从没有时间让我们去思考。我们要闻闻花香,我们要晒晒太阳,我们相信:上帝只允许八小时工作日。我们从船坞、车间和工场,召集了我们的队伍,争取八小时工作,八小时休息,八小时归自己!”
"Chúng ta thay đổi thế giới, chúng ta đã mệt mỏi với những công việc cực nhọc không công, chỉ có được đồng lương cho những bát cháo, không có thời gian để chúng ta suy nghĩ. Chúng ta muốn ngửi mùi hương, chúng ta muốn đi dưới ánh mặt trờ, chúng ta tin rằng: Thượng đế chỉ cho phép ngày làm việc 8 giờ. Chúng ta từ những bến tàu, nhà xưởng và công trường, đã triệu tập đội ngũ của chúng ta, đấu tranh cho 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ cho bản thân!"
激昂的歌声唱出了工人的心声,唱出了全世界无产者的共同愿望,也感染了广大的群众,他们纷纷声援工人的罢工运动,将 罢工运动推向新的高潮。罢工运动所表现的巨大力量使政府当局和资本家极为恐慌,他们不甘心答应工人的条件,便露出他们狰狞的一面。5月3日,芝加哥政府当 局终于撕下了“民主”的假面具,用暴力镇压工人。他们组织罢工破坏者在警察的保护下混进工人的罢工队伍,故意制造混乱,以此为借口,当场开枪打死六个工 人。这一暴行,激起了全市工人的极大愤慨,他们决心为死难的工人兄弟们报仇!
Những lời ca đã kích thích tiếng gọi từ trái tim những người công nhân, đã hát lên nguyện vọng chung của những người vô sản trên thế giới, và cũng lan truyền tới quần chúng khắp nơi, họ nô nức hỗ trợ phong trào bãi công của những người công nhân, đẩy phong trào bãi công lên một cao trào mới. Sức mạnh vĩ đại và phong trào bãi công thể hiện đã làm Chính quyền đương cục và các nhà tư bản khủng hoảng, họ không cam tâm đáp ứng điều kiện của công nhân, làm lộ ra khuôn mặt ghê tởm của họ. Ngày 3/5, chính quyền đương cục Chicago cuối cùng đã lột bỏ chiếc mặt nạ "Dân chủ", trấn áp công nhân bằng bạo lực. Những kẻ phá hoại bãi công mà chúng tổ chức dưới sự bảo vệ của cảnh sát đã trà trộn vào đội ngũ bãi công, cố ý gây rối loạn, lấy đó làm cái cớ, nổ súng bắn chết tại chỗ 6 công nhân. Trận bạo hành này đã dấy lên sự phẫn nộ cực lớn trong công nhân toàn thành phố, họ quyết âm báo thù cho những anh em công nhân đã tử nạn!
为纪念美国工人1886年5月11日的罢工运动,为推动整个世界工人阶级的斗争热情,就把这一天定为国际无产阶级的共同节日。在以后的每年5月1日,各国的工人阶级都举行大规模的示威游行,以争取自身的权利。
Để kỷ niệm phong trào bãi công ngày 11/5/1886 của công nhân Mỹ, để thúc đẩy lòng nhiệt tình đấu tranh của giai cấp công nhân trên toàn thế giới, ngày đó đã được chọn làm ngày Lễ chung của giai cấp vô sản quốc tế. Ngày 1/5 hàng năm sau đó, giai cấp công nhân các nước đều tổ chức biểu tình với quy mô lớn, để đấu tranh cho quyền lợi của bản thân.