Chi tiết bài viết
Chi tiết bài viết

Kỹ năng trình bày

Kỹ năng trình bày Trong giai đoạn trình bày nội dung cần chuyển tải ra ngôn ngữ đến, phiên dịch cần phải làm chủ được khả năng nói trước công chúng, khả năng xử lý linh hoạt tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.

Món ăn - Móng giò hầm hạt dẻ

Phương pháp mới chẩn đoán sớm ung thư vú

Từ điển tổng hợp

Chia sẻ vài cách tra từ khó

Dịch Việt - Trung cần chú ý những gì?

Sổ tay tự học dịch tiếng Trung

yesyesyesyesyesyes

Ảnh Internet

KỸ NĂNG TRÌNH BÀY

Trong giai đoạn trình bày nội dung cần chuyển tải ra ngôn ngữ đến, phiên dịch cần phải làm chủ được khả năng nói trước công chúng, khả năng xử lý linh hoạt tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.

Khả năng nói trước công chúng : phiên dịch phải là diễn giả thứ hai. Sau khi nghe và nắm rõ nội dung của người nói, phiên dịch phải vào vai người đó và hướng đến đối tượng tiếp nhận thông tin để truyền tải thông tin. Phiên dịch không thể dịch mà không nhìn vào người nghe. Phiên dịch càng không thể nói lắp, nói quá nhỏ, nói quá nhanh hay quá chậm. Một tác phong giao tiếp chững chạc, cách truyền đạt rõ ràng và trôi chảy là không thể thiếu đối với phiên dịch.

Trong nhiều tình huống giao tiếp (ví dụ trường hợp thương thảo hợp đồng), thái độ của phiên dịch sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của cuộc giao tiếp. Có nên tỏ thái độ đúng như thái độ của người nói hay không, sử dụng câu chữ đúng như câu chữ của người nói hay không…là những điều mà phiên dịch cần phải cân nhắc.
Khả năng xử lý linh hoạt cũng là một phẩm chất quan trọng của phiên dịch. Tùy hoàn cảnh làm việc và đối tượng tiếp nhận thông tin, phiên dịch có thể dịch nguyên bản, dịch kèm theo giải nghĩa để làm rõ nội hàm của thông tin, dịch kèm theo liên hệ thực tiễn để người tiếp nhận thông tin dễ hiểu hoặc dịch tóm tắt ý. Phiên dịch có thể nghe một câu nhưng phải dịch thành một đoạn, hoặc nghe một đoạn nhưng chỉ cần dịch thành một câu.
Sự linh hoạt còn được thể hiện trong cách phát biểu ý. Phiên dịch đã bắt đầu câu nói thì phải kết thúc câu nói của mình chứ không được phép bỏ dở để nói lại. Ví dụ phiên dịch định nói « Tôi rất vui mừng được đến thăm Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam » nhưng vì một lý do nào đó lại bắt đầu bằng « Đến thăm Hà Nội » thì phải linh hoạt để tiếp tục diễn đạt ý bằng cách nói « Đến thăm Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam, điều đó làm tôi rất vui mừng », chứ không nên bỏ giữa chừng câu nói của mình để nói lại theo đúng dự định ban đầu.
Khi diễn đạt ý bằng ngôn ngữ đến, phiên dịch cần cố gắng trình bày sao cho bài nói của mình có cấu trúc và lô-gích rõ ràng, miễn là phản ánh chính xác nội dung của tác giả. Điều này đòi hỏi phiên dịch phải có nỗ lực phân tích trong quá trình nghe, lập ra dàn ý để trình bày. Phiên dịch sẽ không bị trách cứ khi dịch không đúng theo thứ tự lời nói của tác giả, nhưng sẽ bị chê trách nếu trình bày một cách lộn xộn, không có liên kết giữa các câu và ý.


Nguồn: NTC

LỚP LUYỆN DỊCH VĂN BẢN liên tục nhận học viên bạn nhé!