Chi tiết bài viết
Hướng dẫn cách tự học chữ Phồn thể
Dịch Việt - Trung cần chú ý những gì?
Dịch Trung - Việt cần chú ý những gì?
Phiên dịch văn phòng dịch những gì?
Download mẫu giấy kẻ ô tập viết chữ Hán
Download BẢNG TRA BỘ THỦ CHUẨN
CÁC NỘI DUNG THỰC TẾ SẼ GẶP TRONG HỢP ĐỒNG, VĂN BẢN KHÁC!
Học dịch tiếng Trung DỄ như thế nào?
-----
Nhiều bạn chỉ cần nghe đến chữ Phồn thể là đã thấy kinh rồi nhỉ, thực ra, học chữ Phồn thể cũng thường thôi, chữ Giản thể que gậy loằng ngoằng thế mà còn học được thì thêm có vài nét nhằm nhò gì đâu nhỉ !
Ảnh minh họa từ Internet
DOWNLOAD GIÁO TRÌNH HÁN NGỮ CHỮ PHỒN THỂ TẠI ĐÂY
Chữ Giản thể là sự giản hóa của chữ Phồn thể, có chữ thì cách viết khác hẳn, nhưng cũng có nhiều chữ giản thể là một phần tách ra từ chữ Phồn thể, hoặc hơi sửa đổi một chút. Mình không có số liệu cụ thể, nhưng theo nhận định cá nhân thì tỷ lệ chữ Phồn thể chiếm không quá 40% số lượng chữ Hán hiện đại, trong đó lại có những chữ gần như viết giống nhau, chỉ khác nhau ở bộ thủ, vì vậy học một chữ là có thể thuộc thêm được nhiều chữ khác.
Cách học như thế này:
- Học qua từ điển giấy: Rất nhiều chữ Hán nếu có dạng chữ Phồn thể, thì chữ ở trong ngoặc đơn bên cạnh chính là chữ Phồn thể, tập viết chữ giản thể thì tiện tay ngoáy thêm vài lần chữ Phồn thể cho nhớ.
- Học qua Google Translate: Copy một câu nào đó vào phần nguồn – chọn Chinese simplified; chọn bên phần dịch là Chinese traditional, rồi so sánh kiểu chữ.
- Với số ít chữ khác biệt hẳn giữa hai thể loại thì bạn chỉ có cách là học thuộc từng chữ đó.
Ví dụ: 旧 => 舊; 发 => 發; 无 => 無
- Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ nhận thấy, một số chữ Giản thể tách ra từ chữ Phồn thể:
条 - 條 复 - 複 术 - 術 志 - 誌
- Phần lớn chữ Phồn thể chỉ khác nhau bộ thủ chính bên trái: 龙 - 龍 瓏 攏 蠬
- Đoán chữ: nếu chữ Phồn thể đứng đơn lẻ, có thể bạn sẽ khó nhận mặt chữ nếu chưa nhớ chính xác chữ đó, nhưng nếu đặt chữ đó trong một ngữ cảnh cụ thể và có chữ đi kèm thì bạn có thể phán đoán,
Ví dụ: 董事會決議通過章程修改事項。
Khi đọc cả câu, bạn sẽ thấy phía sau chữ 通chắc chắn là chữ过; phía sau chữ 事chắc chắn là chữ项。
Có nên học ngay chữ phồn thể không?
- NO đừng vội – Bắt đầu học thì học chữ giản thể đi, khi nào thạo rồi thì hãy học thêm chữ phồn thể, vì chữ phồn thể chỉ chiếm một phần trong số chữ Hán thôi, không khó đâu, đầu trang có bài hướng dẫn tự học chữ phồn thể rồi nhé!
Bạn tham khảo câu này sẽ thấy rõ hơn nhé:
Chữ giản thể - 33 chữ
Chữ phồn thể in đậm chỉ có 12/33 chữ:
Giản thể: 本文是基于汉字部件识别自组织模型的汉字构形规则认知效应的模拟研究。
Phồn thể:本文是基於漢字部件識別自組織模型的漢字構形規則認知效應的模擬研究。
Chữ phồn thể cũng dễ viết mà...
VỞ TẬP VIẾT BỘ THỦ, VỞ TẬP VIẾT CHỮ HÁN, VỞ TẬP VIẾT CHỮ PHỒN THỂ sẵn sàng giúp bạn viết chữ đẹp và nhớ chữ nhé!
Cho dù bạn đã biết chữ giản thể thì học thêm chữ phồn thể cũng chả ảnh hưởng gì mà chỉ có lợi thôi, chữ phồn thể cũng không quá nhiều, trong VỞ TẬP VIẾT CHỮ PHỒN THỂ này, mình lựa chọn 500 chữ thường gặp nhất, chữ giản thể để đối chiếu đi cùng với một từ, có phiên âm, có nghĩa tiếng Việt, rất dễ nhớ chữ đấy!
Liên hệ với mình qua ĐT/Zalo: 093.608.3856 hoặc tham khảo đường link dưới đây:
https://www.luyendichtiengtrung.com/vo-tap-viet_p297.aspx
Một cách học nữa là học qua từ vựng tại website https://www.tratuchuyennganh.com/, các từ vựng ở đây đều được cung cấp cả dạng chữ giản thể bên trên, chữ phồn thể bên dưới và phiên âm, rất thuận tiện cho bạn so sánh và ghi nhớ hai thể chữ nhé!
Ví dụ:
Công việc văn phòng bây giờ chủ yếu sử dụng máy tính, nên nhận được mặt chữ Phồn thể là có thể đọc và dịch văn bản rồi, còn nếu có thời gian hoặc vào lúc ngẫu hứng nào đó, bạn tập viết chữ Phồn thể, thì đó cũng là một cách giải trí khá thú vị đấy! Viết chữ phồn thể cũng như viết chữ giản thể thôi, hãy bắt đầu với việc tập viết bộ thủ nhé, HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT BỘ THỦ
(LDTTg)
P/S: Bài viết riêng cho www.luyendichtiengtrung.com, Bạn vui lòng sử dụng chức năng Share hoặc GHI NGUỒN khi sao chép bài viết này nhé, Tks Bạn