Chi tiết bài viết
FAO kêu gọi giảm bớt sự lãng phí thực phẩm
Tìm lại thị lực nhờ tế bào gốc
Phong thủy có thay đổi được vận mệnh không?
Dịch Việt - Trung cần chú ý những gì?
Một số từ vựng về nguyên tố hóa học
Tên thủ đô các nước bằng tiếng Trung
-----
粮农组织报告:食物浪费可对环境造成严重危害
Báo cáo của Tổ chức nông lương (FAO): Sự lãng phí thực phẩm có thể gây nguy hại nghiêm trọng đối với môi trường
全世界每年浪费的食物高达13亿吨,约占粮食生产总量的三分之一。这不仅导致世界经济蒙受巨大损失,更给人类赖以生存的自然资源造成了不必要的严重危害。这是联合国粮农组织发布的一份最新报告的主要内容。
Lượng thực phẩm lãng phí hàng năm trên thế giới lên tới 1,3 tỷ tấn, chiếm khoảng 1/3 tổng lượng sản xuất lương thực. Điều này không chỉ dẫn đến việc nền kinh tế thế giới phải chịu những tổn thất nặng nề, gây nên những nguy hại nghiêm trọng không cần thiết cho nguồn tài nguyên thiên nhiên mà loại người phụ thuộc để sinh tồn. Đây là nội dung chính trong một báo cáo mới nhất do Tổ chức nông lương LHQ công bố.
粮农组织和环境署在9月11日发布的这份名为《食物浪费足迹:对自然资源的影响》的报告中,首次从环境的角度出发,对全球食物浪费进行了分析。报告指 出,全世界每年生产但未被食用的粮食所耗用的水相当于伏尔加河年流量的三倍,而生产这些粮食所排放的温室气体高达33亿吨。除了上述环境影响之外,不包括 鱼和海产在内的食品浪费每年造成的经济损失高达7500亿美元。
Vào ngày 11-9, lần đầu tiên xét từ góc độ môi trường, trong bản báo cáo có tên là “Dấu tích lãng phí thực phẩm: Sự ảnh hưởng đối với nguồn tài nguyên” do FAO và Chương trình môi trường LHQ công bố đã phân tích đối với sự lãng phí lương thực trên toàn cầu. Báo cáo đã chỉ ra rằng, lượng nước dùng để sản xuất lương thực nhưng chưa được sử dụng hàng năm trên toàn thế giới tương đương 3 lần lưu lượng cả năm của sông Volga, còn lượng khí nhà kính xả thải từ việc sản xuất số lương thực này lên tới 3,3 tỷ tấn. Ngoài những ảnh hưởng đối với môi trường nói trên, sự tổn thất kinh tế do lãng phí thực phẩm hàng năm gây nên không bao gồm cá và hải sản lên tới 750 tỷ USD.
根据报告,食物链上的食品浪费出现得越晚,造成的环境后果就越严重,因为在加工、运输、储存和烹制过程中所产生的环境成本必须计入初始生产成本。据统 计,世界54%的食物浪费发生在“上游”,即生产、收获后处理和储存环节,其余46%发生在“下游”,即加工、流通和消费阶段。
Theo báo cáo, sự lãng phí thực phẩm của chuỗi đồ ăn xuất hiện càng muộn, hậu quả môi trường gây nên sẽ càng nghiêm trọng, vì giá thành môi trường phát sinh trong quá trình gia công, vận chuyển, bảo quản và chế biến phải tính vào giá thành sản xuất ban đầu. Theo thống kê, 54% sự lãng phí thực phẩm phát sinh ở “Đầu nguồn”, tức là ở các khâu sản xuất, xử lý sau thu hoạch và bảo quản, phần còn lại phát sinh ở “Cuối nguồn”, tức là các giai đoạn chế biến, vận chuyển và tiêu thụ.
从总的趋势看,在发展中国家,粮食损失更多地发生在农业生产过程中,而在中等收入和高收入国家,零售和消费环节的食物浪费通常较高,占浪费总量的31至39%,而低收入地区为4至16%。
Xét về xu thế chung, ở các nước đang phát triển, sự lãng phí lương thực phần nhiều phát sinh trong quá trình sản xuất nông nghiệp, còn ở các nước có thu nhập trung bình và thu nhập cao, sự lãng phí thực phẩm của các khâu bán lẻ và tiêu thụ thường khá cao, chiếm từ 31-39% tổng lượng lãng phí, còn ở các khu vực thu nhập thấp là từ 4-16%.
报告指出,亚洲谷物浪费是一个突出问题,这一问题可对碳排放、水和土地利用造成重大影响。此外,稻米生产因其甲烷的高排放和大量浪费而尤为引人注目。 与粮食相比,世界各地肉类的浪费量相对较低,但肉类行业对环境的影响却很大,体现在土地占用和碳足迹方面,尤其是高收入国家和拉丁美洲,它们的浪费占全部 肉类浪费的80%。如果不包括拉丁美洲,高收入地区所占比例约为67%。
Báo cáo còn chỉ ra rằng, sự lãng phí ngũ cốc ở châu Á là một vấn đề nổi cộm, vấn đề này có thể gây ảnh hưởng rất lớn đối với sự xả thải các-bon, nước và tận dụng đất đai. Ngoài ra, sự lãng phí lượng lớn và sự xả thải cao của khí Mê-tan sinh ra từ lúa gạo rất gây được sự chú ý. So với lương thực, lượng lãng phí thịt của các nơi trên thế giới khá thấp, nhưng sự ảnh hưởng của ngành công nghiệp thịt đối với môi trường lại khá lớn, nó thể hiện ở việc chiếm dụng đất và dấu vết các-bon, nhất là các nước có thu nhập cao và các nước châu Mỹ La-tinh, sự lãng phí của chúng chiếm tới 80% lượng lãng phí thịt trên toàn thế giới. Nếu không bao gồm châu Mỹ La-tinh, tỷ lệ của khu vực thu nhập cao chiếm khoảng 67%.
报告还就如何在食物生产的各个环节减少粮食损失和浪费提出了以下三点建议:首先应考虑减少食物浪费,以避免使用自然资源生产不必要的粮食;其次,针对 食物过剩问题造成的浪费,应寻找二级市场或捐赠多余食物养活社会贫困人口;再次,在无法实现再利用的情况下,应尝试通过制作肥料、焚烧等循环利用方式,从 食物废料中回收部分能量和养分。
Báo cáo còn đưa ba kiến nghị dưới đây về việc làm thế nào giảm bớt sự tổn thất và lãng phí lương thực ở các khâu sản xuất thực phẩm: Trước tiên phải xem xét giảm bớt sự lãng phí lương thực, để tránh việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên sản xuất những loại lương thực không cần thiết; tiếp đó, đối với sự lãng phí do vấn đề dư thừa đồ ăn gây nên, phải tìm đến những thị trường thứ cấp hoặc quyên tặng số đồ ăn dư thừa để nuôi những người nghèo trong xã hội; thứ ba là trong trường hợp không thể thực hiện việc tái tận dụng, phải thử các phương thức tận dụng tuần hoàn như thông qua sản xuất phân bón, đốt, thu hồi một phần năng lượng và chất dinh dưỡng từ đồ ăn bỏ đi. (LDTTg dịch)
Nguồn: www.xinhuanet.cn