Chi tiết bài viết
Bay đến Mặt Trăng, Apollo 11 từng gặp bất trắc
Điều gây ngạc nhiên nhất là sau khi các nhà du hành kết thúc cuộc đi bộ trên mặt trăng hai giờ đồng hồ, thì họ phát hiện ra nút công tắc điện trên khoang đổ bộ mặt trăng bị hỏng. Họ rất có thể phải ở lại trên Mặt Trăng mãi mãi. Trong giây phút nguy khốn đó, một chiếc bút bi của phi hành gia đã giải cứu cho họ thoát khỏi mối nguy này...
Một số hình ảnh chuyến bay của tvu vũ trụ Apollo 11. (Ảnh từ www.brightbomb.com)
Apollo 11 từng bị rò nhiên liệu...
Trước khi cất cánh 4 giờ đồng hồ, khi 3 nhà du hành đang dùng bữa cơm cuối cùng trước khi bay thì trên bệ phóng, tên lửa đẩy Sao Thổ 5 đang bị rò nhiên liệu, nhân viên kỹ thuật phải vội vàng khắc phục sự cố.
Lúc đó trên tên lửa chứa tới 1 triệu ga-lông nhiên liệu hydro lỏng. 3 nhà du hành không hề biết gì về việc tên lửa bị rò nhiên liệu. Họ được thông báo rằng, nếu nhiên liệu bị rò sẽ không thực hiện được việc đánh lửa, khoang của họ sẽ được phóng đến một nơi an toàn ở xa tên lửa.
Edwin Aldrin Jr. kể lại: "Tôi cảm giác rằng khả năng trở về của chúng tôi có thể là 99%, chúng tôi sẽ gặp phải rất nhiều nguy hiểm, nhưng cũng có rất nhiều cơ hội".
Khi quan chức của Cục Hàng không vũ trụ xem lại bản ghi nhớ thì trong đó không hề có kế hoạch cứu sinh.
Trong bản ghi nhớ cũng ghi rõ, hệ thống ngắt trong phóng tàu sau khi phát hiện ra sự cố tai nạn cần phải có 2 giây để khởi động hệ thống cứu sinh, nếu phần đánh lửa của tên lửa bị tắt trong giai đoạn đầu phóng tàu, thân tên lửa sẽ bị giải thể trong vòng nửa giây, các nhà du hành sẽ không thể được cứu sống!!! Nhưng cuối cùng vấn đề rò nhiên liệu cuối cùng cũng được giải quyết vào lúc 1:32 chiều. Tàu vũ trụ đã được cất cánh.
Kiểm tra tàu Apollo 11 (www.northropgrumman.com)
Apollo 11 bị... UFO đuổi (?!)
Trong vòng 48 giờ sau khi cất cánh, con tàu vẫn an toàn, không hề xảy ra bất kỳ sự cố ngoài ý muốn nào. Nhưng đến ngày thứ 3, một hiện tượng kỳ lạ đã xuất hiện.
Aldrin và Collin cho rằng, họ nhìn thấy ở khoảng cách khoảng trên 6.000 dặm từ phía ngoài con tàu, một vật thể bay không rõ ràng (thường được gọi là UFO) luôn bay theo con tàu, nhưng nó không hề giống như khoang tên lửa đã tách rời của con tàu.
Aldrin cho biết: "Điều này thật sự làm cho con người cảm thấy bất an. Một vật thể bay phía ngoài con tàu, nó gần đến nỗi có thể quan sát được, Collin có thể quan sát vật thể đó bằng ống nhòm, nó có hình chữ L".
Cùng lúc này, trong phi thuyền cũng xuất hiện luồng ánh sáng bí hiểm!
Aldrin nhớ lại: "Bỗng nhiên tôi nhìn thấy một luồng ánh sáng. Tôi sợ quá và nghĩ đến khả năng vật thể đó đã vào trong khoang tàu. Tôi hỏi hai người còn lại có nhìn thấy gì không và họ nói, đã nhìn thấy vệt ánh sáng này trên 100 lần".
Luồng ánh sáng này đã khiến các nhà du hành vũ trụ lo lắng.
Trong vũ trụ không hề có không khí, bất kỳ vật thể nào có thể xuyên qua con thuyền đều có thể gây nên tai nạn. Aldrin báo cáo tình hình này với Trung tâm điều khiển, các nhà du hành được cho biết rằng, đó là các hạt nặng tốc độ cao, chúng có thể xuyên qua con tàu, thậm chí xuyên qua cả cơ thể.
Tàu Apollo 11 tiếp tục bay trong sự bắn phá của các hạt nặng này.
Điều kỳ lạ là, sau khi họ thức dậy, vật thể kỳ lạ theo sau con tàu đã biến mất.
Máy tính ngừng hoạt động và thời điểm then chốt
Sau khi con tàu đi vào quỹ đạo của mặt trăng, các nhà du hành bắt đầu chuẩn bị cho phần nguy hiểm nhất trong cuộc đổ bộ này.
Tàu Apollo xoay vòng tròn ở độ cao 80 dặm trên vùng trời của mặt trăng.
Amstrong và Adrin vào trong khoang đổ bộ, Collin ở lại trong khoang điều khiển. Để giảm bớt trọng lượng nên vách khoang đổ bộ được thiết kế rất mỏng, nên các nhà du hành phải rất cẩn thận.
Chủ quản của tàu Apollo 11, Ginns Kranz kể lại:" Nếu dùng ngón tay ấn vào thành khoang cũng có thể xuyên thủng, chiều dày của thành khoang đổ bộ chỉ tương đương với hai lớp nhôm mỏng."
Vấn đề đã xảy ra, vào thời điểm then chốt khi con tàu đáp xuống mặt trăng, máy tính trên phi thuyền đột ngột không hoạt động và không ngừng hiển thị những mật mã sai.
Theo Adrin: "Cho dù chúng tôi điều chỉnh như thế nào thì máy tính vẫn liên tục đưa ra những cảnh báo". Hoá ra, tin tức của ra-đa tiếp đất đã quá tải so với máy tính của phi thuyền, quá nhiều thông tin nhập vào máy tính. May thay, họ đã giải quyết được vấn đề này.
Tiếp đó, một sự cố khác lại xảy ra... nhiên liệu cho động cơ bị thiếu hụt nghiêm trọng.
Các nhà du hành bắt buộc phải đổ bộ trong vòng 15 giây, nhưng trong các cuộc tập huấn trước đây, họ thường cần tới ít nhất 10 giây để hoàn thành việc nhảy dù. Hai người quyết định lập tức nhảy dù, động cơ cũng tắt lửa, khoang đổ bộ tiếp đất an toàn. Trung tâm điều khiển trên trái đất đã phải "nín thở" cho cuộc đổ bộ này.
Ba nhà du hành vũ trụ Mỹ đã điều khiển tàu Apollo 11. (Ảnh từ www.nasa.gov)
Cửa đổ bộ kẹt, nguy cơ ở lại vĩnh viển trên Mặt Trăng!
Trong khi cả thế giới đang xem cuộc đổ bộ của các nhà du hành vũ trụ xuống bề mặt Mặt Trăng qua ti-vi thì... trục trặc: Cửa khoang đổ bộ bị kẹt!
Cả hai nhà du hành rơi vào một khoảng lặng khủng hoảng. Aldrin kể lại: "Chúng tôi không hề ý thức được rằng sức ép trong khoang sẽ giảm xuống mạnh như thế, thông thường, khi chúng tôi mở cửa van để điều chỉnh áp lực sẽ không cần phải xả hết không khí, nhưng lần này, chúng tôi đã phải xả hết. Chúng tôi muốn kéo cửa ở phía đáy khoang nhưng không thể nào kéo lên được".
Aldrin thử cố mở cửa một lần nữa trong lúc đã gần như tuyệt vọng thì thật kỳ diệu, cánh cửa được mở ra. Amstrong đặt bước chân lịch sử lên mặt trăng.
15 phút sau, Aldrin cũng rời khỏi khoang đổ bộ, anh muốn kiểm tra thật kỹ càng để tránh gặp phải những lỗi nhỏ nhưng "nguy hiểm chết người", cửa của khoang tàu không được khoá để tránh gặp phải khó khăn khi trở lại tàu.
Sau 2 giờ đồng hồ thực hiện việc đi bộ trên mặt trăng, các nhà du hành đã phát hiện ra một đồ vật lẫn trong bụi trên mặt trăng - một đầu của công tắc biên đã bị đứt gãy. Hoá ra, trong khoang đổ bộ chật hẹp, bộ đồ phi hành gia đã cứa đứt một công tắc điện quan trọng của cực khởi động của động cơ.
Không có công tắc, họ sẽ phải "vĩnh viễn yên nghỉ trên mặt trăng"!
Aldrin đã tìm được một chiếc bút bi trong khoang đổ bộ và thành công trong việc nối đường điện bằng chính chiếc bút đó. Khoang đổ bộ đã có thể rời khỏi mặt trăng.
Cho đến nay, Aldrin vẫn còn cất giữ cẩn thận chiếc bút đã từng cứu mạng anh và đồng đội. Chiếc bút bi cứu mạng đã được cất giữ từ 30 năm nay (Năm 2006 - LDTT).
Vào lúc đó, Tổng thống R. Nixon đã từng rất lo lắng cho chuyến du hành này.
Người Mỹ đã từng chuẩn bị một "điếu văn" cho trường hợp xấu nhất đối với các nhà du hành.
Trong bài "điếu văn" đã được chuẩn bị trước, có đoạn viết:"Số mệnh đã lựa chọn những nhà thám hiểm mặt trăng vì hoà bình. Họ đã vĩnh viễn yên nghỉ trên mặt trăng."
Và "bài điếu văn dự phòng" này chỉ một chút nữa thôi sẽ được toàn thể nhân dân Mỹ và thế giới biết đến...
LDTT/Vietnamnet (22:42' 28/03/2006 (GMT+7) )
Thông tin cho các bạn thật sự cần học dịch văn bản tại đây!