Chi tiết bài viết
Chi tiết bài viết

"Lost Horizon" - "Đường chân trời đã mất"

"Lost Horizon" - "Đường chân trời đã mất" Năm 1933, James Hilton đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết “Lost Horizon” – “Đường chân trời đã mất” dựa trên tài liệu ghi chép của nhà thám hiểm, nhà thực vật học người Mỹ gốc Úc-Joseph Look (1884-1962), người đã từng nhiều năm thám hiểm, tìm hiểu đời sống của người dân vùng gần Tây Tạng, phía Tây Trung Quốc. James chưa từng đặt chân đến vùng đất này, nhưng với trí tưởng tượng tuyệt vời, ông đã dẫn dắt người đọc đến với vùng đất được coi là "bí ẩn" ấy bằng một vụ bắt cóc và cướp máy bay ly kỳ.
"Lost Horizon", tác giả James Hilton
 
Năm 1933, James Hilton đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết “Lost Horizon” – “Đường chân trời đã mất” dựa trên tài liệu ghi chép của nhà thám hiểm, nhà thực vật học người Mỹ gốc Úc-Joseph Look (1884-1962), người đã từng nhiều năm thám hiểm, tìm hiểu đời sống của người dân vùng gần Tây Tạng, phía Tây Trung Quốc.
James chưa từng đặt chân đến vùng đất này, nhưng với trí tưởng tượng tuyệt vời, ông đã dẫn dắt người đọc đến với vùng đất được coi là "bí ẩn" ấy bằng một vụ bắt cóc và cướp máy bay ly kỳ. Thiên nhiên, con người, xã hội và cả sự thần bí trong tôn giáo của vùng đất đó được che phủ bởi màn sương khoảng cách và thông tin đối với những người phương Tây lúc bấy giờ.
Với cuộc sống và phương tiện kỹ thuật hiện đại lúc đó, những người phương Tây không thể hình dung ra nổi, ở một nơi nào đó trên thế giới lại tồn tại những con người với những khả năng siêu phàm giữa điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt.
Cuốn sách ra đời và đã trở thành một trong những cuốn sách bỏ túi được ưa chuộng vào những năm đầu thế kỷ 20. Sự cuốn hút của nó đã khiến các nhà làm phim Mỹ cất công chuyển thể thành phim vào năm 1937 (Đạo diễn Frank Capra) và năm 1973 (Đạo diễn Charler Jarrot), ngoài ra, với cái tên Shangrila do James Hilton đặt cho vùng đất đó, nó cũng đã được dựng thành nhạc kịch Broadway vào năm 1956.
Sự nổi tiếng của cuốn sách đã khiến cho một Hoa kiều ở Singapore đã không bỏ qua cơ hội kinh doanh, nên đã thành lập một chuỗi Khách sạn mang tên Shangri-la trên khắp thế giới. Cái tên này không những được thương mại hoá, mà còn ngầm giới thiệu một khu du lịch mang một chút ý nghĩa thoát tục siêu phàm.
Khi phong trào du lịch đến TQ nở rộ, người ta chú ý hơn đến huyện Trung Điện, thủ phủ của châu tự trị dân tộc Tạng Địch Khánh, tỉnh Vân Nam. Du khách đến đây ngày càng nhiều, trước phong cảnh, đời sống, tôn giáo ở đây, người ta liên tưởng đến những gì đã miêu tả trong cuốn sách đó. Và từ tháng 2/2002, Quốc vụ viện TQ đã quyết định đổi tên huyện Trung Điện thành huyện Shangrila. Đây là một trong những điểm đến hấp dẫn của tuyến du lịch Lệ Giang. Tuy nhiên, nơi thực sự có cuộc sống bình yên và hạnh phúc, nơi người dân không phải lo đến sự bon chen và xô bồ của cuộc sống hiện đại giống như những gì được miêu tả trong cuốn sách thì chỉ có thể là Bhutan - Đất nước hạnh phúc.
LDTTg