Chi tiết bài viết
Chi tiết bài viết

Phiên dịch nói và phiên dịch viết

Phiên dịch nói và phiên dịch viết Có rất nhiều cách phân chia trong nghề phiên dịch. Dựa vào hai loại hình giao tiếp cơ bản của con người (nói và viết), người ta chia công việc phiên dịch thành hai dạng: phiên dịch nói và phiên dịch viết.

Hướng dẫn tự học chữ phồn thể

Công thức nấu ăn

Mẫu CV tiếng Trung

Dịch Trung – Việt cần chú ý những gì

Phiên dịch văn phòng dịch những gì?

Bảng cân đối tài sản

VIDEO LUYỆN PHÁT ÂM TIẾNG TRUNG CHUẨN

------

Có rất nhiều cách phân chia trong nghề phiên dịch. Dựa vào hai loại hình giao tiếp cơ bản của con người (nói và viết), người ta chia công việc phiên dịch thành hai dạng: phiên dịch nói và phiên dịch viết.

Cả hai dạng công việc này đều có chung một số đặc điểm:

-Người phiên dịch cần có khả năng phối hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ. Nghĩa là họ phải sử dụng trôi chảy, nắm vững ít nhất hai ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch).

- Khả năng diễn đạt một cách ngắn gọn, rõ ràng, sử dụng từ ngữ linh hoạt, vốn từ vựng phong phú.

Tuy nhiên, giữa hai công việc phiên dịch nói và viết vẫn có một số điểm khác biệt:

Dịch nói

Đây là việc chuyển đổi văn bản nói từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Người dịch nói phải chịu sức ép rất lớn về thời gian; phản ứng rất nhanh và gần như không có thời gian để suy nghĩ, cân nhắc về từ ngữ. Người dịch viết có thể đọc lại những gì mình đã dịch, chữa lại cho ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, chuẩn xác hơn. Nhưng người dịch nói không có cơ hội làm việc ấy. Trong thời gian ngắn nhất, họ phải tìm ra cách dịch chuẩn xác nhất.

Công việc dịch nói có một số yêu cầu:

-         Người phiên dịch nói phải tập trung cao độ.

-         Phải nhanh chóng hiểu được vấn đề đang được truyền tải ở cả hai ngôn ngữ.

-         Diễn đạt ý tứ của vấn đề một cách rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu.

-         Có khả năng phân tích, tinh ý và trí nhớ tốt.

-         Trong dịch nói lại có 2 kiểu dịch khác nhau:

Dịch đồng thời

Đây là kiểu dịch thường được sử dụng trong các hội nghị, hội thảo quốc tế, hoặc các phiên toàn quốc tế (còn được gọi nôm na là dịch ca-bin). Người dịch thường ngồi trong phòng cách âm, nghe qua tai nghe và dịch qua micro.

Dịch đồng thời có nghĩa là phải vừa nghe vừa dịch cùng một lúc với diễn giả. Do đó, người phiên dịch cần có khả năng nắm bắt ngay ý của người nói và chuyển tải rất nhanh sang ngôn ngữ dịch. Muốn làm tốt công việc của mình, người dịch đồng thời phải hiểu biết tổng quát vấn đề mà mình đang dịch, và bám sát phát biểu của người nói, tránh thêm bớt vào nội dung. Tham gia vào dịch công việc dịch này thường là những phiên dịch viên giỏi, am hiểu vấn đề được đề cập, có nhiều kinh nghiệm trong việc dịch hội nghị, hội thảo quốc tế.

Dịch đuổi

Dịch đuổi là dịch bắt đầu ngay sau khi người nói kết thúc một câu hay một đoạn. Người dịch vừa nghe, vừa chép lại vắn tắt những điều người phát ngôn đang nói. Cách dịch này được dùng phổ biến trong nhiều trường hợp, đặc biệt là trong những cuộc nói chuyện tay đôi, ở đó người dịch ngồi gần cả hai người hoặc hai nhóm người đối thoại.

Dịch viết

Là công việc chuyển đổi một văn bản viết từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Người dịch viết không phải chịu sức ép thời gian căng thẳng hay yêu cầu phải phản ứng tức thì như dịch nói.

Tuy nhiên, về mặt chất lượng dịch (sự chính xác về ngữ nghĩa, sự trong sáng, mạch lạc, và hình ảnh trong cách hành văn) thì đòi hỏi đối với văn bản dịch viết cao hơn rất nhiều so với văn bản dịch nói. Bởi lời nói thoảng qua, những lỗi nhỏ của người phiên dịch có thể không khiến người nghe chú ý. Nhưng dịch viết thể hiện rõ ràng trên văn bản viết. Người phiên dịch lúc này đã ở vào thế “Bút sa gà chết” và không được phép mắc lỗi.

Những yêu cầu cơ bản với người dịch viết là:

-         Có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kiến thức về văn hóa của nước sử dụng thứ tiếng mình đang dịch.

-         Có khả năng viết và phân tích tốt.

-         Có khả năng biên tập tốt.

Dịch xuôi và dịch ngược

Dựa vào ngôn ngữ được phiên dịch chuyển đổi, người ta lại chia ra làm hai kiểu dịch xuôi và dịch ngược.

Dịch xuôi

Là việc chuyển dịch ngôn ngữ từ tiếng nước ngoài sang tiếng mẹ đẻ của người dịch.

Nhiều người nghĩa rằng dịch xuôi dễ hơn dịch ngược, chỉ cần vốn ngữ pháp vững vàng, vốn từ vựng tương đối và quyển từ điển là sẽ dịch được dễ dàng. Nhưng thực sự không hoàn toàn như vậy. Việc dịch xuôi cũng thường gặp khá nhiều khó khăn. Chẳng hạn bạn phải dịch các chuyên đề lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại…từ tiếng nước ngoài sang tiếng mẹ đẻ. Trong không ít trường hợp, những chuyên đề này được viết với trình độ cao, chứa những khái niệm và từ ngữ khó mà tiếng Việt có thể chưa có khái niệm, từ ngữ tương đương.

Lúc này, người phiên dịch phải tra cứu kỹ lưỡng từ điển (kể cả từ điển chuyên ngành), tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực đó…để cuối cùng đưa ra một công thức tương đối phù hợp. Đồng thời, phải có thêm chú thích cụ thể, cặn kẽ để người nghe hoặc người đọc hiểu được. Trong nhiều trường hợp, ở các văn bản dịch, bạn có thể thấy dịch giả để chữ “tạm dịch là…” và chú thích sau đó.

Ngoài ra, một trong những lỗi về tư duy mà phiên dịch viên dễ mắc phải, nhất là những người mới vào nghề, là nói theo lỗi tiếng nước ngoài. Nhiều ngôn ngữ như tiếng Pháp, tiếng Anh…thường sử dụng cấu trúc khá phức tạp với những mệnh đề phụ hay thể bị động.

Người học ngoại ngữ nhiều rất dễ quen sử dụng theo cách này. Trong khi đó, ngữ pháp Việt Nam lại có xu hướng sử dụng những câu đơn giản, lối nói chủ động. Như vậy, rõ ràng bạn đã dịch sang tiếng Việt rồi mà bản dịch của bạn vãn bị chê là “Tây quá” hay “văn Tây”.

Trong trường hợp này, để có bản dịch thực sự đúng và hay, bạn không những cần thông thạo ngoai ngữ, mà còn phải nắm vững và làm chủ được chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Điều này quả không dễ chút nào, bởi không phải người Việt nào cũng có thể nói được tiếng Việt thực sự trong sáng, rõ ràng và dễ hiểu, phát huy được vốn từ vựng giàu về hình ảnh, thanh điệu, cách ví von…của tiếng Việt.

Dịch ngược

Là việc chuyển dịch ngôn ngữ từ tiếng mẹ đẻ của người dịch sang tiếng nước ngoài.

Nếu dịch xuôi đã khó dịch thì dịch ngược còn có phần gian nan hơn. Đây là công việc khó nhiều bề. Viết được tiếng nước ngoài với trình độ ngang bằng người bản xứ là điều có khi phải vài chục năm trong nghề dịch mới tạm đạt được.

Chẳng hạn, bạn sẽ xoay sở thế nào để tìm được các “coogn thức dịch” đúng cho những khái niệm vẫn được dùng quen thuộc ở Việt Nam như: “Phép vua thua lệ làng”, “Lá lành đùm lá rách”, “Chính sách đi tắt đón đầu”, “Vừa đá bóng vừa thổi còi”…

Khi dịch nói, người phiên dịch thường tiến hành dịch xuôi và dịch ngược đồng thời. Còn với dịch viết, do yêu cầu và tính đặc thù của công việc, những văn bản dịch ngược thường có thù lao cao hơn so với dịch xuôi.

Một người phiên dịch giỏi là người có khả năng dịch xuôi và dịch ngược đều tốt như nhau. Nhiều người phiên dịch lâu năm trong nghề truyền đạt lại kinh nghiệm của mình rằng: Không nên quá phân biệt dịch xuôi hay ngược, bởi kỹ năng của hai cách dịch này hỗ trợ rất nhiều cho nhau. Thường người dịch xuôi tốt thì cũng dịch ngược tốt và ngược lại.

Dịch những tài liệu văn hóa, chuyên ngành

Trong nhiều trường hợp, công việc dịch viết đòi hỏi trình độ rất cao về vốn kiến thức văn hóa hoặc chuyên ngành, đặc biệt là các tài liệu, tác phẩm chính trị, pháp luật, khoa học hay văn học nghệ thuật…

Bởi vậy, trong nhiều trường hợp, dịch giả đồng thời phải là nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà khoa học (với các tài liệu chuyên ngành)…

Chẳng hạn như khi dịch một tác phẩm văn học nước ngoài sang tiếng Việt, bản dịch của một nhà văn am tường ngoại ngữ thường tốt hơn nhiều so với bản dịch của một người dịch chỉ thuần túy giỏi về ngoại ngữ.

Các tác phẩm văn học dịch cũng được bảo hộ về mặt bản quyền. Dịch giả cũng có quyền sở hữu đối với tác phẩm dịch như là người sáng tác có quyền sở hữu tác phẩm gốc của mình.

Dịch thuật do vậy trong nhiều trường hợp cũng được coi là một hoạt động sáng tạo. Những tranh luận xung quanh một bản dịch là điều không thể tránh khỏi. Phê bình dịch thuật trên cơ sở ấy cũng rất phát triển, góp phần làm cho hoạt động dịch thuật về mặt lý thuyết và thực tiễn ngày càng hoàn thiện.

 

Hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ một dân tộc khác sẽ giúp người phiên dịch hiểu kỹ được những điểm mạnh và yếu của ngôn ngữ ấy, đồng thời giúp các thuyết khách làm việc một cách có hiệu quả hơn.

Khi nhận xét về một đại sứ Pháp ở Đức, một cán bộ cao cấp của Bộ ngoại giao Đức nói:

“Chúng tôi cảm thấy sung sướng khi nghe đại sứ nói tiếng Đức một cách lưu loát, hiếm khi phải do dự trong việc dùng chữ”.

Vị đai sứ này vốn xuất thân là một phiên dịch và lời khen ấy là sự tôn vinh cho cả sự nghiệp phiên dịch lẫn ngoại giao của ông.

Nguồn: Tủ sách hướng nghiệp - Nghề phiên dịch