Chi tiết bài viết
Chi tiết bài viết

Chữa bài tập dịch 45 - Dầu thô của Mỹ giảm phụ thuộc vào OPEC

Chữa bài tập dịch 45 - Dầu thô của Mỹ giảm phụ thuộc vào OPEC Các số liệu trên đây cho thấy, lượng nhu cầu của Mỹ về dầu thô nước ngoài đang giảm, còn lượng sản xuất dầu thô của Mỹ đang tăng ổn định theo sự gia tăng sản lượng dầu đá phiến.

Mẫu tập viết bộ thủ tiếng Trung

Tài liệu tập viết chữ Hán

Sổ tay tự học dịch tiếng Trung

Sơ lược về phiên dịch bằng máy

Một số từ vựng về hàng không

-----

Dầu thô do OPEC sản xuất hiện nay chiếm 1/3 tổng lượng dầu thô toàn cầu, nhưng hiện nay, độ phụ thuộc của Mỹ đối với dầu thô của OPEC đang giảm dần.

美原油对欧佩克依赖度日益降低

Dầu thô của Mỹ ngày càng giảm phụ thuộc vào OPEC

欧佩克出产的原油目前占据全球总原油产量的三分之一,然而目前,美国对欧佩克原油的依赖度正在削减。美国能源部(DOE)最新发布的数据显示,进口原油占美国国内消费的比重已从2005年的60%大幅降至目前的30%;同时,欧佩克原油占美国原油进口总量的比例也在2013年大幅降至38%,而1980年这一数据为62%。

Dầu thô do OPEC sản xuất hiện nay chiếm 1/3 tổng lượng dầu thô toàn cầu, nhưng hiện nay, độ phụ thuộc của Mỹ đối với dầu thô của OPEC đang giảm dần. Số liệu công bố mới nhất của Bộ năng lượng Mỹ (DOE) cho thấy, tỷ lệ dầu thô nhập khẩu cho tiêu thụ trong nước chiếm từ 60% vào năm 2005 cho đến nay đã giảm mạnh xuống còn 30%; đồng thời, tỷ lệ dầu thô của OPEC trong tổng lượng nhập khẩu dầu thô của Mỹ cũng giảm mạnh còn 38% vào năm 2013, con số này là 62% ở năm 1980.

美国进口量逐年下降

Lượng nhập khẩu của Mỹ giảm dần hàng năm

英国《金融时报》对美国能源部公开发布的数据进行分析后推算出,今年8月欧佩克原油占美国原油进口总量的比例也已跌至40%,为每日290万桶,是近30年来的低位;而2014年美国原油产量也大幅上升至每日895万桶,为近30年来最高水平。

“Thời báo tài chính” của Anh đã đưa ra dự đoán sau khi phân tích số liệu công bố của Bộ năng lượng Mỹ, tháng 8 năm nay (2014), tỷ lệ dầu thô của OPEC trong tổng lượng nhập khẩu dầu thô của Mỹ đã giảm 40%, tức là còn 2,9 triệu thùng/ngày, đây là mức thấp nhất trong 30 năm gần đây; còn năm 2014, sản lượng dầu thô của Mỹ cũng tăng tới 8,95 triệu thùng/ngày, là mức cao nhất trong 30 năm qua.

目前,虽然美国从科威特和伊拉克进口的原油有所增加,但其从阿联酋和卡塔尔进口的原油数十年来一直保持很低水平。此外,美国从欧佩克最大产油国沙特进口的原油为每日89.4万桶,略低于进口总量的12%。而在高峰时期,海湾国家的原油曾占美国原油进口总量的三分之一。

Hiện nay, tuy dầu thô nhập khẩu từ Kuwait và Iraq của Mỹ có tăng lên, nhưng dầu thô nhập khẩu từ Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) vẫn giữ mức thấp trong vài chục năm gần đây. Ngoài ra, dầu thô nhập khẩu từ Saudi Arabia – nước sản xuất dầu thô lớn nhất trong OPEC là 894 nghìn thùng/ngày, thấp hơn 12% tổng lượng nhập khẩu. Còn trong giai đoạn cao điểm, dầu thô của các nước vùng vịnh chiếm tới 1/3  tổng lượng dầu thô nhập khẩu của Mỹ.

上述数据显示出,美国对外国原油的需求量正在降低,而美国本土的原油产量正随着页岩油气产量的激增而稳步增长。对此,高盛集团在其报告中表示,美国的页岩油未来将会取代欧佩克,成为原油生产的最大决定性因素;与此同时,欧佩克正在失去定价权,全球石油生产量的增长超过了需求的增长。

Các số liệu trên đây cho thấy, lượng nhu cầu của Mỹ về dầu thô nước ngoài đang giảm, còn lượng sản xuất dầu thô của Mỹ đang tăng ổn định theo sự gia tăng sản lượng dầu đá phiến. Về việc này, báo cáo của Tập đoàn Goldman Sachs cho biết, dầu đá phiến của Mỹ trong tương lai sẽ thay thế OPEC, trở thành nhân tố mang tính quyết định lớn nhất trong việc sản xuất dầu thô; đồng thời, OPEC đang dần mất đi quyền định giá, sự tăng trưởng sản lượng dầu đá phiến toàn cầu đã vượt quá sự tăng trưởng về nhu cầu.

Bài học dịch Việt-Trung; Trung-Việt có phân tích câu

chi tiết và hướng dẫn cách dịch tại hocdichtiengtrung.com

油市已成“买方市场”

Thị trường dầu đã trở thành “thị trường của bên mua”

普氏能源资讯全球石油编辑总监埃斯瓦瑞-拉马萨米认为,供需失衡是国际油价下跌的根本原因所在。一方面,全球主要经济体的发展增速放缓、美国进口原油的数量也在进一步减少,导致需求疲软;另一方面,中东维持高产、美国新增原油产量的不断增加导致供应充足。

Eswaran Ramasamy- Giám đốc, biên tập của Nhà cung cấp thông tin năng lượng Platts cho rằng, mất cân bằng cung cầu là nguyên nhân căn bản của việc giảm giá dầu quốc tế. Một mặt, tốc độ phát triển nền kinh tế chính trên toàn cầu chậm, số lượng dầu thô nhập khẩu của Mỹ giảm dần, dẫn tới giảm nhu cầu; mặt khác, Trung Đông duy trì sản lượng cao, sự gia tăng không ngừng sản lượng dầu thô tăng mới của Mỹ dẫn đến cân bằng cung cầu.

眼下,由于美国这匹“黑马”的闯入,原油市场的供应显得更为充裕,与此同时,全球石油市场也正面临着由“卖方市场”向“买方市场”的转变。

Hiện nay, do sự xâm nhập của “ngựa ô” Mỹ, sự cung cấp của thị trường dầu thô trở nên dư dả rõ rệt, đồng thời, thị trường dầu mỏ toàn cầu cũng đang đối mặt với sự chuyển biến từ “Thị trường bên Bán” sang “Thị trường bên Mua”.

目前美国依然是仅次于中国的全球第二大原油净进口国。而分析人士指出,当前欧洲原油的消费高峰已过,经济增长强劲、同时原油需求旺盛的亚洲未来将成为各方争夺的市场。而中国作为最有潜力的买家,更是各方争夺中的重点。

Hiện nay, Mỹ vẫn là nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ hai chỉ sau Trung Quốc. Giới phân tích chỉ ra rằng, hiện cao điểm tiêu thụ của dầu thô châu Âu đã qua rồi, sự tăng trưởng kinh tế mạnh, đồng thời, châu Á với sự dồi dào về nhu cầu dầu thô trong tương lai sẽ trở thành thị trường cạnh tranh của các bên. Còn Trung Quốc, là bên Mua tiềm năng nhất sẽ là trọng điểm trong sự cạnh tranh của các bên.

在此背景下,曾对市场有“呼风唤雨作用”的欧佩克实际上正在丧失对原油市场定价能力的掌控权,而开展了页岩油气革命的美国则在价格博弈中发挥着越来越多的主导作用,从而成为先发性“产量调节者”。

Trong bối cảnh này, OPEC đã từ đóng vai trò “Hô mây gọi gió” trên thị trường thực ra đang mất dần quyền kiểm soát khả năng định giá đối với thị trường dầu thô, còn Mỹ đã triển khai cuộc cách mạng dầu đá phiến lại đang phát huy vai trò chủ đạo ngày càng nhiều trong cuộc chơi về giá dầu, từ đó trở thành “Người điều tiết sản lượng” đi đầu.

德意志银行大宗商品基金经理龚达维表示,欧佩克日益无法成为传统意义上的平衡原油市场角色,无法通过调整石油产量目标来影响油价,“尽管我们仍相信欧佩克依然是生产调节者,但它不再是率先行动者,这也是目前全球石油市场买方市场现状的重要反应”

Gong DaWei-Giám đốc Quỹ hàng hóa của Ngân hàng Deutsche cho biết, OPEC ngày càng không thể trở thành người giữ vai trò chính trong việc giữ cân bằng ở thị trường dầu thô theo ý nghĩa truyền thống, không thể  ảnh hưởng đến giá dầu thông qua điều chỉnh mục tiêu sản lượng dầu thô, “Cho dù chúng ta vẫn tin tưởng rằng OPEC vẫn là người điều tiết sản xuất, nhưng tổ chức này không còn là người hành động tiên phong nữa, đó cũng là  phản ứng quan trọng về hiện trạng thị trường của bên Mua trong thị trường dầu mỏ toàn cầu”. (LDTTg dịch)

Nguồn: https://news.xinhuanet.com