Chi tiết bài viết

Chữa bài tập dịch 48 - Thế nào là Kinh tế?

Chữa bài tập dịch 48 - Thế nào là Kinh tế? Thời Đông Tấn đầu thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên đã chính thức sử dụng từ “Kinh tế”. Từ “Kinh tế” là sự tổng hợp và đơn giản hóa của các từ “Kinh bang”, “Kinh quốc” và “Tế thế”, “Tế dân” cũng như “Kinh thế tế dân”, từ này có ý nghĩa là “Trị quốc bình thiên hạ”. Trong văn hóa cổ đại...

Thư cảm ơn

Những sai lầm “chết người” của nghề dịch

Một số định hướng cho ứng viên xin việc

Cách viết số tiền trong tiếng Trung

Một số từ vựng về công cụ cầm tay

Hướng dẫn tự học chữ phồn thể

Sổ tay tự học dịch tiếng Trung

------

Thời Đông Tấn đầu thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên đã chính thức sử dụng từ “Kinh tế”. Từ “Kinh tế” là sự tổng hợp và đơn giản hóa của các từ “Kinh bang”, “Kinh quốc” và “Tế thế”, “Tế dân” cũng như “Kinh thế tế dân”, từ này có ý nghĩa là “Trị quốc bình thiên hạ”. Trong văn hóa cổ đại 

经济是价值的创造、转化与实现;人类经济活动就是创造、转化、实现价值,满足人类物质文化生活需要的活动。

Kinh tế là sự sáng tạo, sự chuyển đổi và sự thực hiện của giá trị; hoạt động kinh tế của con người chính là giá trị sáng tạo, chuyển đổi và thực hiện, đáp ứng các hoạt động về nhu cầu đời sống văn hóa vật chất của con người.

经济,人有着自身的消耗需求,物质资源因而得以认知与定义,而同时,货物有着其自身的界限与范围,因人的需要而产生作用,这样的一种基于人体需求而存在的时效性用途,在人的思维认知之下,而给予了它一种表面性的客观价值,从而在人的一定的思维下被普遍接受,从而形成一种基本的思维常识,如此,货物得以确定规格,在人的相互认定之下继而得以流通,人与人之间也就有了置换与交易...而同时,人有着自我意愿上的偏向与取舍,这也就决定到了所需物质的每个方面...或许,这样的一种以货物的客观价值为共知,以人的自我意愿为前提,由此而产生的合理有序的人类活动,是为经济;

Kinh tế, con người có nhu cầu tiêu dùng của bản thân, tài nguyên vật chất cũng vì thế mà được biết đến và được định nghĩa, đồng thời, hàng hóa cũng có giới hạn và phạm vi của nó, các vai trò được sinh ra do nhu cầu của con người, các công dụng hiệu quả tồn tại do nhu cầu của con người như vậy đã mang lại cho chúng thứ giá trị khách quan mang tính bề ngoài dưới sự nhận biết về tư duy của con người, từ đó được phổ biến và chấp nhận trong sự tư duy nhất định của con người, và hình thành nên một kiểu kiến thức tư duy cơ bản, do đó, hàng hóa phải được xác định quy cách, được tiếp tục lưu thông dưới sự công nhận của con người, giữa con người với con người cũng đã có sự giao dịch và thay thế, đồng thời, con người có thiên hướng và sự chấp nhận, từ chối về nguyện vọng của bản thân, điều này cũng quyết định mỗi phương diện vật chất cần thiết…, việc coi giá trị khách quan của hàng hóa làm nhận thức chung, coi sự tự nguyện của con người làm cơ cở, để từ đó sinh ra các hoạt động của con người có trình tự hợp lý, đó là Kinh tế;

TỪ ĐIỂN TỪ VỰNG CHUYÊN NGÀNH VIỆT-TRUNG; TRUNG-VIỆT => TẠI ĐÂY

经济之下,由人的意愿和对货物的价值认定,而产生公平自由的交易原则,而同时,各种各样的意识、行为、交易的出现和发生,都在人的理解之下,或许,这样的一片、整体的意识思维的承载,就是场,随着人的意愿而自由伸展。

Với Kinh tế, từ sự công nhận về sự tự nguyện của con người đối với giá trị hàng hóa đã sinh ra nguyên tắc giao dịch công bằng tự do, đồng thời, sự xuất hiện và phát sinh của các kiểu ý thức, hành vi, giao dịch đều thuộc sự hiểu biết của con người, có lẽ, sự truyền tải một phần hoặc tổng thể ý tư duy ý thức chính là nơi sự tự do phát triển theo sự nguyện của con người.

公元4世纪初东晋时代已正式使用“经济”一词。“经济”一词是“经邦”、“经国”和“济世”、“济民”,以及“经世济民”等词的综合和简化,含有“治国平天下”的意思。其在中国古代文化和古代文学中是一个非常巨大的概念,充满了丰富的人文思想和社会内涵,古代名联中一句“文章西汉双司马,经济南阳一卧龙”,这里面的经济就是经纶济世的意义。

Thời Đông Tấn đầu thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên đã chính thức sử dụng từ “Kinh tế”. Từ “Kinh tế” là sự tổng hợp và đơn giản hóa của các từ “Kinh bang”, “Kinh quốc” và “Tế thế”, “Tế dân” cũng như “Kinh thế tế dân”, từ này có ý nghĩa là “Trị quốc bình thiên hạ”. Trong văn hóa cổ đại và văn học cổ Trung Quốc, từ đó là một khái niệm rất lớn, chứa đầy ý nghĩa xã hội và tư tưởng nhân văn phong phú, câu “Căn chương Tây Hán song Tư Mã, kinh tế Nam Dương nhất ngọa long” trong một câu đối cổ, Kinh tế trong câu này chính là mang ý nghĩa Kinh luân tế thế (Trị nước trị dân, chăm lo cho đời sống người dân).

而我们可以看到“经济”这个词语在古代所代表的是知识分子的责任之一,而且是非常有深度、广度、高度的一个词语。

Chúng ta có thể thấy, thứ mà từ “Kinh tế” đã đại diện ở thời cổ đại là một trong những trách nhiệm của giới trí thức, hơn nữa, đây còn là một từ rất sâu sắc, có chiều rộng và chiều cao.

能做到“经济”二字的人必须文能安邦兴业,武能御侮却敌。古代知识分子,特别是儒家学派的众人,会按照《大学》中“三纲八目”的要求去做学问、做人,而三纲八目最高的要求就是做到“治国平天下”,这个就是古代“经济”一词的最外向的表示。

Người có thể làm “Kinh tế”, về văn phải có thể ổn định đất nước và phát triển kinh tế, về võ phải có thể bảo vệ được non sông. Các trí thức thời cổ đại, đặc biệt là người dân theo học phái Nho gia đều học hỏi và làm người theo yêu cầu “Tam cương bát mục” trong bộ sách “Đại học”, còn yêu cầu cao nhất trong Tam cương bát thường chính là phải là được việc “Trị quốc bình thiên hạ”, đó chính là đại diện hướng ngoại nhất của từ “Kinh tế”.

至于现代“经济”一词实为我国引进日本人翻译的结果。在清朝末期,日本人掀起工业革命浪潮,接受、吸收、宣传西方文化,大量翻译西方书籍,将“economics”一词译为“经济”。在新文化运动中,日本所学习过的西方文化向中国传播,故而经济一词新亦被中国引用。

Từ “Kinh tế” trong thời hiện đại thực sự là kết quả phiên dịch do Trung Quốc tiếp thu từ người Nhật Bản. Cuối triều Thanh, người Nhật Bản đã khởi xướng làn sóng cách mạng công nghiệp, tiếp nhận, tiếp thu và tuyên truyền văn hóa phương Tây, họ dịch một lượng lớn sách của phương Tây, và đã dịch từ “Economics” thành “Kinh tế”. Trong phong trào văn hóa mới, Nhật Bản đã truyền bá văn hóa phương Tây đã học được cho Trung Quốc, nên từ Kinh tế được thay thế và sử dụng ở Trung Quốc.

如同“哲学”一词,中国古代是没有哲学这个词语的,也是通过日本对西方学说的翻译,成就了哲学一词。如今的哲学一学科范围内的知识,在中国古代是被称为“慧学”的。

Giống như từ “Triết học”, Trung Quốc cổ đại không có từ Triết học, đó cũng là từ được hình thành từ việc phiên dịch của Nhật Bản đối với các học thuyết phương Tây. Thời cổ đại Trung Quốc, các kiến thức trong phạm vi môn Triết học ngày nay được gọi là “Huệ học”. (LDTTg dịch)

Nguồn: Baike.baidu.com